Theo thông tin mới nhất, Công ty CP Đô thị Du lịch Cần Giờ vừa có văn bản gửi UBND TPHCM và nhiều đơn vị liên quan thông báo về thời điểm khởi công siêu dự án Khu đô thị lấn biển Cần Giờ. Theo đó, đơn vị này dự kiến ngày 23/9/2020 tới đây sẽ chính thức khởi công dự án sau hơn 10 năm “ngủ yên”. Dự án Cần Giờ nay đã được Thủ tướng chính thức thông qua. Việc đánh giá tác động xã hội và đánh giá tác động môi trường ở mức độ nghiên cứu tiền khả thi cũng đã hoàn thành.

Dự án lấn biển Cần Giờ

Trước đó, TBKTSG cũng đăng tải thông tin về dự án lấn biển tại Cần Giờ, Tp.HCM.UBND TPHCM vừa chấp thuận chủ trương cho Công ty cổ phần đô thị du lịch Cần Giờ được nghiên cứu lập phương án đầu tư Dự án lấn biển Cần Giờ với diện tích mở rộng thêm 480 héc ta so với dự án cũ, lên 1.080 héc ta.

Theo Sở Quy hoạch – kiến trúc TPHCM, cơ quan này đang hướng dẫn Công ty cổ phần đô thị du lịch Cần Giờ lập quy hoạch chi tiết 1/2000 toàn bộ diện tích dự án này (600 héc ta cũ và 480 héc ta mới) để trình UBND thành phố phê duyệt ngay trong tháng 11-2015.
Yêu cầu của chính quyền thành phố đặt ra trong quy hoạch này là phải đề xuất được phương án giao thông đường bộ phù hợp trên cơ sở bảo vệ nghiêm ngặt Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.
Quy hoạch giao thông đường thủy và đường hàng không phải thiết kế các bến cảng, luồng tàu, bãi đáp trực thăng và các công trình giao thông, công trình dân dụng khác phục vụ cho nhu cầu giao thông đường thủy, giao thông đường hàng không và phát triển du lịch…

Vị trí chiến lược của dự án lấn biển Cần Giờ

Được biết, dự án lấn biển Cần Giờ (còn gọi là dự án Khu đô thị biển Cần Giờ) đã có từ 15 năm trước nhưng chủ đầu tư – Công ty Cổ phần Khu đô thị du lịch Cần Giờ – không đủ tiềm lực để triển khai. Thực tế, hồi cuối năm 2007, dự án có tổng kinh phí đầu tư dự kiến ban đầu khoảng 8.470 tỉ đồng này đã được chủ đầu tư khởi động nhưng sau đó đã đình trệ.

Mới đây, hồi tháng 6-2015, chính quyền TPHCM đã đồng ý cho Công ty cổ phần Tập đoàn Vingroup tham gia làm đối tác chiến lược để thực hiện dự án này. Với việc Vingroup tham gia đầu tư, thành phố kỳ vọng dự án sẽ được thực hiện nhanh, tạo động lực phát triển cho Cần Giờ.

Với hơn 70.000 héc ta rừng đước, dừa nước, sông và kênh rạch, Cần Giờ được xem như một lá phổi của TPHCM, trong đó, một nửa diện tích là khu dự trữ sinh quyển được UNESCO công nhận vào năm 2000 với hệ động, thực vật đa dạng, độc đáo điển hình của vùng ngập mặn.

Khu đô thị lấn biển Cần Giờ (Ảnh: Zing)
Khu đô thị lấn biển Cần Giờ (Ảnh: Zing)

Nằm cách trung tâm TP HCM khoảng 50 km, Cần Giờ là huyện duy nhất của thành phố giáp biển với 23 km bờ biển chạy dài theo hướng Tây Nam – Đông Bắc, các cửa sông lớn từ các sông Lòng Tàu, Cái Mép, Gò Gia, Thị Vải, Soài Rạp, Đồng Tranh.

Huyện Cần Giờ có tổng diện tích tự nhiên hơn 71.300 ha, trong đó trên 70% là diện tích rừng ngập mặn và sông rạch. Đây là nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú phát triển các loại hình du lịch sinh thái biển, rừng, sông…

Nằm cách trung tâm TP.HCM chỉ khoảng 1,5 tiếng đồng hồ di chuyển bằng xe và chỉ cách Vũng Tàu khoảng 15 km đường biển, biển Cần Giờ được người dân lựa chọn do phù hợp với những chuyến đi dã ngoại trong ngày.

Theo GS. Đăng Hùng Võ, Cần Giờ có tiềm năng du lịch sinh thái rất lớn. Ở đây có rừng ngập mặn thuộc khu dự trữ sinh quyển thế giới, gắn với những chiến công huyền thoại của đặc công rừng Sác. Gắn với rừng là hệ thống sông cùng kênh rạch chằng chịt và hoang sơ. Biển có dạng một vịnh có nước sâu, nằm trong vùng ít bão và không thuộc vùng dưới mức nước biển khi xảy ra kịch bản xấu nhất của nước biển dâng. Với những lợi thế đó có thể tổ chức du lịch biển chất lượng cao nếu khắc phục được vùng nước nông lẫn phù sa ven bờ.

3 thoughts on “Thông tin mới nhất về khu đô thị lấn biển Cần Giờ

  1. Phohien says:

    Cầu Cần Giờ được thiết kế là cầu dây văng với nét độc đáo là một trụ tháp phác họa hình ảnh cây đước đặc trưng của huyện này, lan can hình sóng biển và có hiệu ứng đèn chiếu sáng.
    Cầu dài 3,4 km với bốn làn xe thay thế phà Bình Khánh hiện hữu. Trụ cầu cao 230 m tính từ mặt nước, hai khoan hai bên trụ rộng 215 m và 350 m, tĩnh không thông thuyền 55 m.
    Dự án được UBND TP.HCM kiến nghị Thủ tướng cho xây dựng với tổng vốn dự kiến 5.300 tỉ đồng. Tháng 8-2016, Thủ tướng đã đồng ý chủ trương này.
    Dự kiến điểm đầu cầu là tại nút giao giữa đường 15B với đường số 2 khu đô thị Phú Xuân, huyện Nhà Bè. Điểm cuối kết nối vào đường Rừng Sác tại điểm cách bến phà Bình Khánh khoảng 1,8 km về phía Nam thuộc xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ.
    Tổng chiều dài tuyến đường nghiên cứu khoảng 7,41 km.

  2. Rokusan says:

    Khu Cần Giờ này độc đạo đường Rừng Sác. Vin lobby cho xây cái Casino ở đây nữa là ngon. Vừa tắm biến, shopping, phim trường giải trí, gamble. Qúa chuẩn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *