Diễn biến BĐS Việt Nam hiện nay có dấu hiệu khá giống với Hồng Kong trước đây?
2015 chính quyền HongKong siết pháp lý dự án:
- Để chống việc thất thoát tài sản quốc gia do tài phiệt thâu tóm đất công
- Tăng thuế chuyển nhượng bds để hạn chế việc đầu cơ bất động sản.
- Hạn chế cấp phép xây chung cư do sợ ảnh hưởng mật độ giao thông, hạ tầng kẹt xe.
- Nhưng cái cơ bản nhất là đánh thuế căn nhà thứ 2 thì HongKong lại không làm như Mỹ hay Châu Âu.
- Kết quả là giá nhà không những không giảm mà còn tăng phi mã.
Lý do là
1/ Doanh nghiệp vì không có đất công khiến doanh nghiệp bds phải đi mua đất tư giá cao ngất để phát triển dự án.
Hậu quả là doanh nghiệp có 2 phương án:
- Mua được trong trung tâm Hongkong thì chỉ xây phân khúc cao cấp. Thậm chí nó còn mua lại dự án cũ trong trung tâm để phát triển phân khúc cao cấp.
- Di chuyển ra vùng ven phát triển bds trung cấp và đẩy giá các vùng ven lên cao ngất ngưởng.
- Điều này khiến các doanh nghiệp làm những ngành nghề không đem lại nhiều lợi nhuận phải dạt ra vùng ven do không thuê nổi phân khúc cao cấp khiến HongKong giãn dân cơ học rất mạnh vào 2016, đi ra vùng ven đi làm. Khiến giá nhà không chỉ còn là cao ở trung tâm mà tăng cao ở toàn Hongkong.
- Nhà giá rẻ Hongkong khi xưa hay được xây tại vùng ven nay biến mất sạch hoàn toàn nhường chỗ cho phân khúc trung cấp.
2/ Thuế chuyển nhượng BĐS tăng cao thì sao? Dân vẫn cần có chỗ ở. Họ vẫn tìm mọi cách để sở hữu 1 căn nhà bất kể có đóng thêm thuế cho nhà nước(thuế bds thực tế người mua cuối cùng phải gánh vì nó được cộng vào giá bán).
Và sau vài lần chuyển nhượng, thuế khiến giá bất động sản Hongkong đã cao càng cao hơn. Cao hơn thì sao? Dân mua không nổi thì phải thuê ở. Càng nhiều người có nhu cầu thuê ở lại đẩy giá cho thuê nhà phố-căn hộ tăng hơn, gián tiếp đẩy giá nhà lên cao (do tỷ suất lợi nhuận quá tốt mà không bị ảnh hưởng bởi lạm phát hay bị lãi suất tiền gửi thực âm, lợi tức không đủ bù lạm phát thì họ mua nhà cho thuê cho chắc).
Điều này đầu tiên tác động lên căn hộ vì căn hộ là lựa chọn đầu tiên của người nghèo, người có thu nhập thấp, trung bình, nhu cầu ở thực. Đẩy giá cho thuê căn hộ lên trước, sau đó đẩy giá mua bán căn hộ tăng lên. Cuối cùng lại quay lại đẩy giá nhà đất xung quanh lên.
Quyết sách sai lầm (là vô ý) hay là cố ý đã đẩy an sinh HongKong vào mức báo động.
Để giải quyết an sinh. Chính phủ Hongkong phải phê duyệt cho xây dựng những căn hộ 10m2 để đáp ứng nhu cầu người dân chỉ đủ tiền để mua loại căn hộ này. Khái niệm căn hộ hộp diêm trên thế giới xuất phát từ đây.
Và Giá 1 hộp diêm 10m2 tại Hongkong vị trí tốt hiện dao động trong khoảng 200.000 usd trở lên và giá cho thuê “Hộp diêm Hong Kong” với mức lợi nhuận vô cùng tốt.
Tp.HCM hiện giờ giống HongKong điểm gì? Đó là lí do HOREA hô hào cho xây căn hộ 25m2. Ở quận 9 “nơi các dự án căn hộ mới nở rộ phát triển gần đây” có những căn hộ nhỏ xíu không tới 50m2. Hoặc loại hình căn hộ Studio DT chỉ 20m2 cũng rất hot hàng.
Nhiều chuyên gia so sánh nói chung cư mới mở bán giá ngáo giá. Tuy nhiên nếu 10 CĐT mở bán dự án mới và cả 10 thằng đều “ngáo giá” thì sẽ lại là câu chuyện rất khác. Tức giá bán đã tự động set up từ trên xuống.
Một số chuyên gia lại bảo giá chung cư hiện hữu vẫn rẻ. Cái này đúng. Bởi vì bất động sản không giống chứng khoán. Nó có độ trễ lâu hơn. Dự án mới giá ngáo đá thì dân sẽ tìm dự án cũ múc.
Hấp thụ xong các căn bán lại từ nhà đầu tư thứ cấp của các dự án cũ thì giá mặt bằng chung sẽ tăng lên ngay và đây là thực trạng chung diễn ra tại nhiều khu vực của thị trường. Trong chứng khoán nó gọi là phá cản.
Nói cụ thể là: Nếu toàn bộ 2020-2021 mà giá chung cư mở bán đều “ngáo giá” và 2 năm ngáo giá sẽ gây ra phá cản. Và hậu quả thì nghiêm trọng vô cùng. Hàng triệu người sẽ mãi mãi không có 1 mái nhà.